Là một công dân, chúng ta có quyền được đưa ra những câu hỏi để lãnh đạo sẽ giải đáp và cách tốt nhất tiếp cận là trong các buổi tiếp công dân. Nhưng trước khi đưa ra câu hỏi, hiểu về cách tiếp dân mà nhà nước quy định, thì chúng ta cần phải hiểu về luật tiếp công dân. Hãy tham khảo bài viết, để có được những thông tin cơ bản – cần hiểu nhất về luật này.
Thủ tục tiếp công dân mới nhất
Thủ tục tiếp công dân mới nhất, trong luật tiếp công dân có quy định như sau:
Bước 1: Đối với những công dân mà có nhu cầu tố cáo – khiếu nại – kiến nghị – phản ánh cần mang theo giấy từ nhân dân, hồ sơ có liên quan tới việc tố cáo – khiếu nại – kiến nghị – phản ánh (nếu có) tới nơi tiếp công dân.
Bước 2: Người thực hiện tiếp công dân cần phải đón tiếp, xác định nhân thân người tới tố cáo – khiếu nại – kiến nghị – phản ánh; tiến hành xác định tính hợp pháp người đại diện, người được ủy quyền theo đúng quy định pháp luật tại điều 5 đến điều 8, điều 17, điều 28 thông tư 06/2014/TT-TTCP; những thông tin, tài liệu của công dân trình bày, cung cấp sẽ được người tiếp công dân tiếp nhận và việc này cần được viết lại rồi giao giấy biên nhận những tài liệu mà công dân cung cấp cho công dân.
- Đối với người tố cáo – khiếu nại – kiến nghị – phản ánh có đơn trình bày nội dung rõ ràng – đầy đủ gửi tới người tiếp công dân, nhiệm vụ của người tiếp công dân là xác định các nội dung trong vụ việc – yêu cầu từ công dân để đưa ra cách xử lý phù hợp.
- Nếu nội dung trong tố cáo – khiếu nại – kiến nghị – phản ánh không đầy đủ và rõ ràng, thì người tiếp công dân phải đề nghị công dân tiến hành viết đơn lại hoặc là bổ sung thông tin vào đơn với nội dung còn thiếu, chưa rõ.
- Trong trường hợp công dân không có đơn tố cáo – khiếu nại – kiến nghị – phản ánh, thì người tiếp công dân cần hướng dẫn cho công dân viết đơn, theo đúng với những quy định của pháp luật
Bước 3: Tiến hành phân loại, xử lý tố cáo – khiếu nại – kiến nghị – phản ánh ở nơi tiếp công dân. Theo đó, người tiếp công dân sẽ tiến hành việc phân loại, xử lý tố cáo – khiếu nại; phân loại và chuyển những nội dung kiến nghị, phản ánh tới cơ quan – tổ chức – đơn vị – người có thẩm quyền để thụ lý rồi giải quyết.
Bước 4: Thông báo kết quả xử lý
Kể từ này nhận được nội dung về tố cáo – khiếu nại – kiến nghị – phản ánh, trong thời gian 10 ngày làm việc người tiếp công dân sẽ phải có trách nhiệm, trả lời trực tiếp hoặc là thông báo bằng văn bản cho người tố cáo – khiếu nại – kiến nghị – phản ánh một trong những nội dung sau:
- Tố cáo – khiếu nại – kiến nghị – phản ánh của công dân đã được thụ lý, để giải quyết
- Từ chối thụ lý tố cáo, khiếu nại do không thuộc thẩm quyền giải quyết, của cơ quan – tổ chức – đơn vị mình, hoặc là tố cáo, khiếu nại đó không đủ điều kiện thụ lý
- Nội dung tố cáo – khiếu nại – kiến nghị – phản ánh của công dân đã được chuyển tới cơ quan – tổ chức – đơn vị – cá nhân có đủ thẩm quyền để giải quyết.
Công dân có quyền yêu cầu gặp Đại biểu Quốc hội
Công dân có quyền yêu cầu gặp Đại biểu Quốc hội và thông thường thì việc tiếp công dân của những Đại biểu Quốc hội sẽ được thực hiện dựa vào sự phân công từ trưởng đoàn Đại biểu quốc hội, hoặc khi nào thấy cần thiết.
Theo khoản 2 điều 21 của Luật tiếp công dân 2013 có quy định, với trường hợp công dân có yêu cầu được gặp Đại biểu Quốc hội để có thể trình bày tố cáo – khiếu nại – kiến nghị – phản ánh, thì Đại biểu Quốc có trách nhiệm phải sắp xếp thời gian làm việc của mình để tiếp công dân. Trong trường hợp mà chưa thể tiếp được công dân, thì Đại biểu Quốc hội cần cử người tiếp nhận hay hẹn với công dân sẽ tiếp công dân vào một thời gian thích hợp.
Chủ tịch UBND xã phải trực tiếp tiếp công dân ít nhất 01 ngày/tuần
Tại khoản 1 điều 15 của luật tiếp công dân 2013 việc tiến hành tiếp công dân thuộc cấp UBND xã, sẽ được thực hiện ở tại trụ sở của UBND xã. Trong khoản 2 của điều này cũng nêu rõ quyền hạn – trách nhiệm của chủ tịch UBND xã trong việc tiếp công dân gồm:
- Ban hành Nội dung tiếp công dân
- Việc tiếp công dân tại trụ sở UBND cấp xã, cần được bố trí địa điểm thuận lợi cùng những điều kiện cần thiết để tiếp công dân.
- Phân công người trực tiếp tiếp công dân
- Sẽ trực tiếp tiếp công dân ở trụ sở UBND cấp xã trong một tuần ít nhất là một ngày, tiếp công dân đột xuất ở những trường hợp đã quy định
- Có trách nhiệm phối các cơ quan – tổ chức – đơn vị liên quan đến việc tiếp công dân một cách chặt chẽ, với một nội dung mà nhiều người cùng tố cáo – khiếu nại – kiến nghị – phản ánh thì xử lý, hoạt động tiếp công dân cần được đảm bảo trật tự – an toàn.
- Tổng hợp tình hình – kết quả trong công tác tiếp công dân, báo cáo theo định kỳ và đột xuất tới những cơ quan – tổ chức có thẩm quyền.
Khi nào được từ chối tiếp công dân?
Cơ quan quản lý Nhà nước; Đại biểu Quốc hội; Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp… sẽ có trách nhiệm trong thực hiện tiếp công dân. Tuy nhiên, theo Điều 9 của Luật tiếp công dân 2013 có quy định những trường hợp được phép từ chối tiếp công dân.
Cụ thể:
- Với những người mất nhận thức, khả năng điều khiển các hành vi của mình do tình trạng say vì sử dụng chất kích thích, hay do mắc bệnh tâm thần, một bệnh nào đó liên quan đến nhận thức, sẽ bị từ chối tiếp công dân.
- Từ chối tiếp công dân với những người có hành vi đe dọa – xúc phạm tới cơ quan – tổ chức – đơn vị – tiếp công dân và người thi hành công vị, hay có những hành vi khác vi phạm vào nội quy của nơi tiếp công dân
- Từ chối tiếp công dân với những người tố cáo – khiếu nại về một vụ việc mà đã được giải quyết theo đúng với chính sách – pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tiến hành việc kiểm tra – rà soát – thông báo bằng văn bản cũng như đã được tiếp – giải thích – hướng dẫn mà vẫn cố tình tố cáo – khiếu nại kéo dài,…
Ngoài ra, quy định trong Điều 4 thông tư 06/2014/TT-TTCP khi từ chối việc tiếp công dân thì người tiếp công dân cần phải giải thích lý do cho công dân biết. Với trường hợp một vụ việc mà đã được giải quyết theo đúng với chính sách – pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tiến hành việc kiểm tra – rà soát – thông báo bằng văn bản cũng như đã được tiếp – giải thích – hướng dẫn mà công dân đó vẫn cố tình tiếp tục tố cáo khiếu nại, thì người tiếp công dân sẽ ra thông báo từ chối tiếp công dân.
Kết luận
Đó là toàn bộ những thông tin, nội dung cơ bản nhất các bạn cần nắm được khi tìm hiểu về luật tiếp công dân, để hiểu được quyền lợi mình có cũng như những gì mình sẽ nhận được từ chính quyền, cơ quan tổ chức có thẩm quyền trong buổi tiếp công dân. Hy vọng, với nội dung này sẽ giúp cho các bạn hiểu biết nhiều hơn về luật, chấp hành nghiêm chỉnh luật tiếp công dân.