Bảo hiểm thất nghiệp là mối quan tâm của hàng triệu người tại Việt Nam tại nhiều thời điểm khác nhau, khoản trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp không quá nhiều nhưng trong rất nhiều trường hợp đang không có công ăn việc làm thì lại vô cùng hữu ích. Với những ai chưa biết cách tính bảo hiểm thất nghiệp hãy cùng holler.io tìm hiểu ngay sau đây.
Bạn có đủ điều kiện để thất nghiệp?
Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng bạn đủ điều kiện để thất nghiệp. Mặc dù nó thay đổi dựa trên trạng thái của bạn, nhưng bạn thường cần hai trong 4 điều kiện như sau.
Điều kiện 1: Chấp dứt hợp đồng lao động do hết hạn hợp đồng lao động. Nghĩa là ở thời điểm hiện tại bạn đang thất nghiệp.
Trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng đơn phương, hợp đồng làm việc trái pháp luật, chấm dứt hợp đồng do bị sa thải, do nghỉ hưu đều không đủ điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra trường hợp đã nghỉ nhưng nhận trợ cấp mất sức lao động hàng tháng cũng không trong điều kiện được nhận bảo hiểm thất nghiệp.
Điều kiện 2: Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ ít nhất 12 tháng trở lên trong khoảng thời gian là 24 tháng trước khi hết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động vô thời hạn. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trong thời gian 36 tháng trước khi kết thúc hợp đồng lao động với các hợp đồng theo mùa vụ, hoặc công việc được giao chỉ trong thời hạn đủ từ 3 – 12 tháng.
Điều kiện 3: Đã làm hồ sơ hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp và đã nộp tại các trung tâm dịch vụ theo quy định.
Điều kiện 4: Chưa tìm được công việc mới sau ít nhất 15 ngày kể từ thời điểm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Những trường hợp đang trong thời gian phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, đi học với thời gian nhiều hơn 12 tháng, bị tạm giam, bị đi tù, ra nước ngoài sinh sống, đi lao động nước ngoài (xuất khẩu lao động), đang trong cơ sở cai nghiện bắt buộc, trong trại giáo dưỡng bắt buộc, tham gia học tập bắt buộc, hoặc bị chết, tất cả những trường hợp này sẽ không được xét bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện 4.
Như vậy, khi bạn tìm hiểu xem bạn có đủ điều kiện hay không, bạn có thể nộp đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp. Nếu bạn không chắc chắn về điều kiện của mình, hãy kiểm tra với văn phòng thất nghiệp gần nhất.
Khi chắc chắn mình đã được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì việc học cách tính bảo hiểm thất nghiệp rất cần thiết cho việc kiểm tra lại lợi ích của mỗi người.
Hướng dẫn cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Theo Điều 50 Luật Việc làm 2013: “Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp…”
Khoản 3 Điều 39 Nghị định 28/2015/ND-CP hướng dẫn Luật việc làm và bảo hiểm thất nghiệp quy định:
“3. Thời gian người lao động thực tế làm việc theo các hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động hiện hành hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về viên chức.” Do đó, thời gian người lao động đang hưởng chế độ thai sản thì vẫn được tính là thời gian làm việc để trả trợ cấp thôi việc theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy: Số tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp = mức bình quân lương 6 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp X 60%
Ví dụ: Bà Nguyễn Lê Na có hợp đồng lao động với công ty truyền thông X thời hạn 24 tháng cụ thể như sau:
- Từ ngày 1 tháng 8 năm 2013 đến ngày 31 tháng 8 năm 2014 với mức lương là 2.000.000 đồng/ tháng
- Từ ngày 1 tháng 9 năm 2014 đến ngày 31 tháng 8 năm 2015 với mức lương là 4.000.000 đồng/ tháng
- Tuy nhiên, đến ngày 1 tháng 1 năm 2015 thì bà Lê Na hưởng chế độ thai sản và không tiếp tục hoàn thành hợp đồng lao động, quá trình xin nghỉ của bà Lê Na hoàn toàn theo pháp luật lao động. Như vậy bà Lê Na chính thức nghỉ việc vào ngày 1 tháng 7 năm 2015.
Như vậy, bình quân tiền lương của 6 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi bà Lê Na nghỉ việc là tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12 năm 2014. Chúng ta sẽ tính được mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của bà Lê Na là:
(2.000.000đ x 2 tháng + 4.000.000 x 4 tháng) / 60% x 6 = 2.000.000 đ/ tháng.
Tương tự công thức tính bảo hiểm thất nghiệp ở trên bạn có thể thay thế mức lương, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của mình vào để ra được số tiền mình sẽ được nhận cho trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. Thông thường bên bảo hiểm sẽ tính sẵn cho người lao động, nhưng trong nhiều trường hợp vẫn có sai sót nhỏ. Nếu tự biết cách tính bảo hiểm thất nghiệp cũng là cách giữ lại quyền lợi cho bản thân.