Việt Nam là chủ sở hữu xe máy lớn thứ hai trên thế giới sau Đài Loan. Theo thống kê đầu năm 2016, số lượng xe máy đăng ký tại Việt Nam là hơn 37 triệu. Trong giờ cao điểm cuối tuần, ngày lễ, số lượng xe máy quá nhiều. Ùn tắc giao thông trong ngày cũng phổ biến trong thành phố, trong giờ làm việc. Bụi đường và tiếng còi lớn sẽ khiến bạn mệt mỏi về giao thông đường bộ ở Việt Nam. Đầu tư vào giao thông đường bộ ở Việt Nam rất nhiều nhưng chất lượng rất kém, Một số tuyến chỉ cần mưa nhẹ sẽ bị hư hỏng hoặc ngập nước.
Trong bộ luật giao thông đường bộ có rất nhiều quy định, có rất nhiều điều khoản đã được thông qua và đến nay đã được thi hành. Dưới đây chỉ là một số quy định cơ bản về luật giao thông đường bộ.
Không đi quá 2 người/ xe máy
Đây là quy định đã được người dân tuân theo từ rất lâu, theo quy định trong bộ luật giao thông, đối với tất cả mọi người tham gia giao thông đều không được chở quá 3 người, tất cả những người tham gia giao thông đều phải đội mũ bảo hiểm. Nếu trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có thể chở 3 mà không tính vi phạm luật giao thông.
Quy định giới hạn tốc độ
Đối với xe máy, giới hạn tốc độ là 40km/ giờ ở khu vực thành thị và 60km/ giờ trên đường cao tốc và đường nông thôn – trừ khi các biển báo cho người tham gia giao thông biết. Cảnh sát giao thông đã thiết lập các trạm kiểm soát với súng radar và máy ảnh trong những chạm chốt nhất định trên đoạn đường tham gia giao thông, vì vậy bạn sẽ không có nhiều sự lựa chọn ngoài việc phải trả tiền phạt nếu bị bắt vì đi quá tốc độ.
Uống rượu không được tham gia giao thông
Uống rượu và lái xe là một vấn đề lớn ở Việt Nam và hiện nay cảnh sát đã tăng cường nỗ lực để kiểm soát nó. Giới hạn dưới là 0,25mg/ l không khí, hoặc 50mg/ 100ml máu. Tại Việt Nam hiện nay số vụ tai nạn do rượu gây ra lớn hàng đầu trong số nguyên nhân.
Mũ bảo hiểm là bắt buộc
Đội mũ bảo hiểm là yếu tố bảo vệ an toàn cho người tham gia giao thông. Nếu đã tham gia giao thông phải tuân thủ nguyên tắc này. Nếu người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm mà bị bắt sẽ phải chịu hình phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Mũ bảo hiểm được đội cho tất cả những người ngồi sau người điều khiển xe.
Có giấy phép lái xe/ giấy tờ xe
Căn cứ Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định điều kiện của người lái xe khi tham gia giao thông: Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ như đăng ký xe, giấy phép lái xe (GPLX) đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của luật này; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của luật này; giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới.
“3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô không mang theo giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 7 điều này; Người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô không mang theo giấy đăng ký xe; Người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô không mang theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định)”.
Người tham gia giao thông hiểu luật giao thông
Tất cả những người điều khiển phương tiện giao thông đều phải có giấy phép lái xe, giấy tờ xe và đặc biệt là phải hiểu luật giao thông, các biển báo, các nguyên tắc, khoảng cách giữa các xe, sử dụng làn đường, chuyển hướng, vượt xe, dừng xe, đỗ xe trên đường đi bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ, xe ngược chiều, quyền ưu tiên, nhường đường, tải trọng, người điều khiển, người khuyết tật tham gia giao thông… tất cả đều được quy định cụ thể trong chương II – quy tắc giao thông đường bộ. Trong quá trình thi bằng lái xe sẽ có 150 câu hỏi liên quan đến luật giao thông, chỉ cần học thuộc là bất kỳ ai cũng nắm rõ được rất nhiều nguyên tắc cần thiết.
Hàng năm bộ luật giao thông sẽ được thay đổi, sửa đổi để phù hợp nhất cho người tham gia giao thông. Mỗi năm đều sẽ có quyết định căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật giao thông đường bộ.
Luật giao thông đường bộ tuy rất nhiều nguyên tắc, quy tắc nhưng chỉ cần người tham gia giao thông chú ý một chút là sẽ dễ dàng hiểu được hết qua quá trình thực hành.